Chương trình trung cấp nấu ăn bạn sẽ học những gì?
Nhiều bạn trẻ đam mê nghề bếp, muốn chọn cho mình một trường trung cấp nghề nấu ăn nhưng tìm kiếm hoài trên mạng không có thông tin nào chi tiết, các bạn đang dần buông bỏ không tìm kiếm nữa nhưng đừng vội, bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn tất tần tật những vấn đề liên quan đến chương trình học trung cấp nghề nấu ăn, hãy cùng theo dõi nhé.
Trung cấp nghề nấu ăn thì học gì?
Hiện nay các trường trung cấp có nhiều hệ đào tạo theo nhiều cấp bậc của các học viên từ THCS, THPT lên đến chuyên nghiệp. Tùy theo mỗi đối tượng học thì chương trình học sẽ được sắp xếp để phù hợp với trình độ học vấn lẫn kiến thức chuyên môn. Cụ thể như sau:
Hệ 3 năm
Đối tượng chiêu sinh là những học sinh đã tốt nghiệp THCS, chương trình bổ sung kiến thức bổ túc văn hóa tạo điều kiện cho sinh viên chưa tốt nghiệp THPT, đào tạo các môn đại cương, chương trình nghiệp vụ bếp trưởng, anh văn chuyên ngành và thực tập.
Hệ 2 năm
Đối tượng chiêu sinh là những học sinh đã tốt nghiệp THPT, chương trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành riêng cho đối tượng tốt nghiệp THPT, đào tạo các môn đại cương, chương trình nghiệp vụ bếp trưởng, anh văn chuyên ngành và thực tập.
Hệ 1 năm
Chương trình hệ 1 năm thì dành cho những học viên đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên (không phân biệt nghề nào), hay những học viên đã tốt nghiệp THPT và đã hoàn thành qua khóa học bếp trưởng nhưng chưa nâng cao.
Với những học viên đã tốt nghiệp trung cấp thì sẽ áp dụng chương trình đào tạo văn bằng hai, tối ưu hóa thời gian học đại cương, chương trình đào tạo nghiệp vụ bếp trưởng, anh văn chuyên ngành và thực tập.
Với những học viên tốt nghiệp THPT thì chương trình đào tạp sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho sinh viên, áp dụng chương trình liên thông từ hệ sơ cấp lên hệ Trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo các môn đại cương, anh văn chuyên ngành và thực tập. Ở chương trình này thì không cần phải có chương trình đào tạo bếp trưởng do học viên đã từng được học qua khóa đào tạo bếp trưởng rồi.
Với các chương trình trên thì yêu cầu của học viên sau khi ra trường phải đáp ứng đủ những chỉ tiêu sau:
Kiến thức
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về văn hóa ẩm thực Việt Nam
- Trang bị các kiến thức chuyên môn về nghề bếp, tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế.
- Được cung cấp những kiến thức cần thiết về nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: quản trị tác nghiệp, sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm.
- Tổ chức bếp, an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy
- Cung cấp các kiến thức bổ trợ về nghiệp vụ chế biến món ăn như: văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, hạch toán định mức, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng,…
- Thực hành kỹ năng: các phương pháp chế biến món Việt, Âu, Á,… nhận biết các loại thực phẩm, gia vị, chất phụ gia trong việc chế biến món ăn.
- Kỹ năng thực hành cắt, thái, tỉa, xóc chảo, trang trí cơ bản và ứng dụng chế biến nguyên liệu.
- Người học còn được cung cấp: các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất, các kiến thức về tin học, ngoại ngữ.
Kỹ năng
- Hình thành cho học viên các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản trong chế biến món ăn trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác.
- Khả năng làm việc độc lập, tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cơ bản.
Kỹ năng làm việc nhóm cũng quan trọng không kém trong nấu ăn
- Rèn luyện cho học viên sức khoẻ, khả năng chịu áp lực cao, hoàn thành công việc đúng hẹn, đạo đức và ý thức kỷ luật cao.
- Học viên có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp học viên có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm nhận được các vị trí từ nhân viên phụ bếp, nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, bếp trưởng,... hoặc các vị trí khác trong nhà bếp tuỳ theo khả năng và yêu cầu của công việc cụ thể.
Song song đó không những với những kỹ năng, chuyên môn, bằng cấp mà các học viên cần phải có tính nhẫn nại, siêng năng và luôn khao khát công việc, không ngừng học hỏi và đặc biệt là trau dồi trình độ ngoại ngữ, nhiều du khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam nên giỏi ngoại ngữ là một lợi thế lớn cho nghề bếp.
Thăng tiến trong nghề bếp là điều cực kì dễ dàng
Để chọn được một trường trung cấp không phải khó nhưng phải tìm được một trường trung cấp nấu ăn chính quy chất lượng để đặt niềm tin vào thì thật khó. Nhưng được biết đến không những trên các bài báo mà thực tế các nhà hàng, khách sạn đều có những phản hồi rất tốt về chất lượng nhân viên thì trường Trung cấp Kinh tế Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (CET) – một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu đào tạo chuyên về Kỹ thuật chế biến món ăn với những tiêu chí về chương trình học, giảng viên giảng dạy, cơ sở vật chất, cơ hội việc làm,… hứa hẹn sẽ là một trường trung cấp nghề nấu ăn phù hợp nhất cho những ai ngay thời điểm hiện tại đang có mong muốn học nấu ăn.
Có thể bạn quan tâm
Nhận xét
Đăng nhận xét